Nhà ở xã hội là một trong những giải pháp hiệu quả về mặt kinh tế dành cho những người lao động có thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên do giá thành rẻ hơn rất nhiều so với nhà ở thương mại nên nhiều người lo lắng: nhà ở xã hội có được cấp sổ không? được thế chấp hay chuyển nhượng lại khi không có nhu cầu sử dụng lại không?…Bài viết này nhằm chia sẻ một số thông tin về nhà ở xã hội theo luật năm 2019.

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là gì?
  • Theo khoản 7-điều 3 luật nhà ở năm 2014 quy định:
  • Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở.
  • Loại hình này được đưa ra thị trường với mục đích đưa cơ hội sở hữu căn hộ mới mức giá thấp nhất cho những đối tượng nằm trong chính sách, đặc biệt là những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
  • Hiện tại nhà ở xã hội ở Việt Nam có 2 loại: Loại do nhà nước xây dựng và loại do doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng. Cụ thể như sau:
  • Loại do nhà nước đầu tư, xây dựng với mục đích là nhà ở xã hội.
  • Loại do do doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng rồi bán lại cho quỹ nhà ở xã hội, theo hình thức đặc thù như giảm thuế VAT, giảm thuế đất,…
  • Loại nhà ở thương mại nhưng phải bán lại 5% cho vào quỹ đất nhà ở xã hội địa phương theo pháp luật hiện hành.

Xem thêm trên Wikipedia nhà ở xã hội

Đặc điểm của nhà ở xã hội.

  • Nhà ở xã hội tại đô thị thì phải là chung cư hoặc tính vào loại đặc biệt phải là nhà ở 5-6 tầng.
  • Đảm bảo các yếu tố về hạ tầng, kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy định của từng loại đô thị.
  • Diện tích mỗi căn không quá 70m2 sàn, được hoàn thiện theo cấp, hạng nhà nước nhưng không được dưới 30m2 sàn.

Quy định về nhà ở xã hội

Quy định về nhà ở xã hội
Quy định về nhà ở xã hội

Quy định về đối tượng được vay vốn mua, thuê nhà ở xã hội

  • Người có công với cách mạng.
  • Người thu nhập thấp, cận nghèo, nghèo tại khu vực đô thị.
  • Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân thuộc cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân.
  • Cán bộ, công chức, viên chức.

Quy định về nguyên tắc cho thuê, mua bán nhà ở xã hội theo Điều 62 luật nhà ở ghi rõ:

Việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà xã hội phải theo quy định của Luật này; trong cùng một thời gian, mỗi đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 50 của luật này chỉ được thuê hoặc thuê mua hoặc mua nhà ở xã hội; đối với học sinh các trường nội trú, công lập thì không phải trả tiền thuê và các dịch vụ trong quá trình sử dụng.

Thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội thối thiểu là 5 năm; thời hạn thanh toán tiền thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 5 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở.

Nhà ở xã hội là giáp pháp hiệu quả cho người lao động có thu nhập thấp và trung bình.

Bên thuê, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà trong thời hạn tối thiểu là 5 năm kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở; trường hợp trong thời hạn 5 năm kể từ ngày bên mua, bên thuê thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội.

Bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường có các đối tượng có nhu cầu sau thời hạn 5 năm kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và được cấp giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền theo quy định của Chính phủ và nộp thuế nhập theo quy định của luật thuế.

Quy định về thủ tục mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chứng minh và giấy đề nghị vay vốn.
  • Chủ đầu tư xem xét từng hồ sơ và lập danh sách đối tượng được mua.
  • Nếu người đăng ký mua, thuê nhà đã nộp đầy đủ hồ sơ, giấy tờ nhưng dự án không còn quỹ nhà để giải quyết thì chủ đầu tư ghi rõ lý do rồi giử trả lại hồ sơ.
  • Khi nhận hồ sơ thì người nhận phải ghi giấy biên nhận. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì người nhận phải có trách nhiệm ghi rõ lý do chưa giải quyết và trả lại cho ngời nộp để bổ sung, hoàn thiện.
  • Chủ đầu tư gửi lại danh sách cho Sở Xây dựng kiểm tra nhằm loại bỏ trường hợp người được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được hỗ trợ nhiều lần.
  • Sau 15 ngày kể từ ngày nhận danh sách, Sở Xây dựng không có ý kiến phản hồi thì chủ đầu tư thông báo cho người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đến để thỏa thuận, thống nhất và ký hợp đồng.
  • Sau khi ký hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua  thì chủ đầu tư lập danh sách lại gửi về Sở để Sở lưu trữ.

Quy định về người được hỗ trợ mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội sẽ được vay bao nhiêu? Lãi suất và thời hạn thế nào?

  • Mức vay: Tối đa là 80% giá trị hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
  • Lãi sất vay: Do thủ tưởng quy định theo từng thời kỳ.
  • Thời hạn vay: Tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.

Một số quy định không được phép

  • Người thuê nhà ở xã hội không được cho thuê lại hoặc chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian thuê theo hợp đồng.
  • Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được thế chấp và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời hạn tối thiểu là 5 năm.

Ưu nhược điểm của nhà ở xã hội

Ưu điểm

  • Các dự án nhà ở xã hội thường được bán ra mới mức giá thấp hơn rất nhiều. Đó là một trong những ưu đãi của nhà nước để người dân có thể dễ dàng hơn trong việc sở hữu căn nhà.
  • Các đối tượng thuộc diện được mua, thuê nhà ở xã hội còn được hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi. Có thể vay lên tới 80% giá trị căn hộ và mức lãi suất thấp chỉ 4-5%.

Nhược điểm

  • Không phải ai cũng có thể mua nhà ở xã hội: phải nằm trong chính sách được mua nhà ở xã hội theo Điều 51 của Luật nhà ở 2014 và chỉ được hưởng chính sách một lần duy nhất.
  • Quy định về diện tích khi mua nhà ở xã hội: Các căn hộ thuộc dự án nhà ở có diện tích từ 30-70m2, điều này sẽ là điểm hạn chế đối với những gia đình có nhu cầu ở diện tích rộng.
  • Không được phép bán nhà ở xã hội trong vòng 5 năm đầu: Nếu có nhu cầu bán thì phải bán cho Chủ đầu tư, nhà nước hoặc đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội.
  • Môi trường sống chỉ đạt mức trung bình, chất lượng xây dựng thì không được tốt nên công trình bị xuống cấp nhanh hơn.

Có nên mua nhà ở xã hội không?

Nếu thuộc diện nằm trong đối tượng chính sách được mua nhà ở xã hội thì bạn nên sở hữu một căn nhà ở xã hội. Bởi với mức giá thấp hơn các căn hộ thương mại thông thường, nhà ở xã hội sẽ tạo cơ hội dễ dàng sở hữu hơn.  Thay vì phải đi thuê bạn đã có thể sở hữu một nơi ở riêng với tầm tài chính vừa phải, phù hợp với điều kiện kinh tế và sinh hoạt của gia đình.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về loại hình nhà ở xã hội. Hi vọng thông tin này sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc đang có nhu cầu mua căn hộ và giúp bạn có thể dễ dàng hơn trong quá trình lựa chọn căn hộ cũng như dự án phù hợp với nhu cầu, tài chính của gia đình mình. Mọi chi tiết về nhà ở xã hội bạn có thể cập thêm tại đây

Ngô Quốc Dũng - Chuyên gia tư vấn bất động sản uy tín tại Hà Nội

Tôi là Ngô Quốc Dũng – Giám đốc Công ty cổ phần TimLand, tôi đã có hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Môi Giới Bất Động Sản. Thế mạnh của tôi là tư vấn chuyên sâu về các dự án bất động sản của Vinhomes. Tôi muốn chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm về các vấn đề: bất động sản nhà ở, bất động sản đầu tư, quy hoạch, phong thuỷ, nội thất,… để các anh chị khách hàng có thêm góc nhìn đa chiều trước mỗi quyết định đặt mua. Hotline: 0969.969.247

Phản hồi của quý khách về bài viết này

đăng ký tư vấn các ưu đãi

Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!

download bảng giá mới nhất vinhomes smart city

Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!

download MẶT BẰNG CHI TIẾT CÁC TÒA

Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!

download chính sách bán hàng mới nhất

Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!

Đăng ký tư vấn TỪ Ngô Quốc Dũng

Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!

Ngô Quốc Dũng - Chuyên gia tư vấn dự án Vinhomes The Empire Hưng Yên