Shophouse đang là loại hình bất động sản đầu tư mới đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của đông đảo khách hàng và các nhà đầu tư. Loại hình bất động sản này vừa có thể để kinh doanh hoặc cho thuê mang lại lợi nhuận rất hấp dẫn. Đặc biệt là loại shophouse thấp tầng ở trung tâm thành phố hoặc trong các khu đô thị lớn. Tuy nhiên để hiểu rõ về loại hình này thì không phải cũng biết. Vậy bài dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu được shophouse thấp tầng là gì, tại sao nó lại có sức hấp dẫn như vậy? Có nên đầu tư shophouse thấp tầng thời điểm này hay không?
Khái niệm về Shophouse thấp tầng
Shophouse thấp tầng khu biệt thự liền kề: là loại hình được xây dựng sát nhau thành từng dãy trong một lô đất nằm liền nhau. Shophouse thấp tầng thường được xây dựng từ 3-5 tầng và quy hoạch trong khu đô thị có nhiều không gian, nhiều tiện ích đẳng cấp và hệ thống cây xanh, sân vườn được chú trọng đầu tư. Mật độ xây dựng khoảng 80-85%.
Ưu nhược điểm của shophouse thấp tầng
Những ưu điểm vượt trội của shophouse thấp tầng
Vị trí đắc địa
Shophouse thấp tầng có nhiều lợi thế về diện tích và vị trí. Thường đặt ở các khu trung tâm thương mại, thành phố lớn nơi có cư dân đông đúc. Nếu là ở các dự án khép kín thì shophouse cũng thường được đặt ở các tuyến đường chính trong dự án, giúp cho việc lưu thông được dễ dàng và có thể tiếp cận được nhiều cư dân trong dự án hoặc vùng lân cận.
Thiết kế thông minh
Thay vì phải bỏ ra chi phí lớn để thuê mặt bằng kinh doanh thì việc sở hữu Shophouse thấp tầng là một lựa chọn lý tưởng bởi vừa kết hợp kinh doanh là có thể ở luôn được. Thường được xây dựng từ 2-5 tầng nên shophouse thấp tầng có thể sử dụng với nhiều chức năng khác nhau:
Mở cửa hàng kinh doanh: Tầng trệt có thể mở cửa hàng kinh doanh các ngành hàng dịch vụ phục vụ nhu cầu mua sắm của dư dân trong dự án và vùng lân cận. Các tầng trên có thể phục vụ nhu cầu ở và sinh hoạt của chủ sở hữu.
Cho thuê làm văn phòng: Với các vị trí đẹp nên có thể tận dụng để cho thuê làm văn phòng đại diện cho các công ty hoặc tập đoàn hoặc có thể cho thuê làm khách sạn mini.
Thuận tiện di chuyển
Do shophouse thường được đặt tại vị trí gần các tuyến phố chính có mặt đường rộng lớn nên thuận tiện cho việc di chuyển của cư dân, việc đỗ, dừng xe bên đường để tiện mua sắm. Ngoài ra có nhiều dự án shophouse còn được ưu ái thêm một bãi đỗ xe phía trước.
Thanh khoản tốt
Có nhiều lợi thế về vị trí và với số lượng khan hiếm ( thường số lượng shophouse trong dự án chiếm tỉ lệ rất ít so với căn hộ) nên shophouse thấp tầng có tính thanh khoản cao, dễ dàng mua bán, cho thuê.
Doanh thu từ khai thác cho thuê cao – tăng giá trị tài sản.
Thông thường tỉ lệ khai thác của shophouse từ 8-12% cao hơn nhiều so với việc gửi tiền ngân hàng, mua chung cư cho thuê và có tính an toàn hơn đầu tư chứng khoán. Ngoài ra do thiết kế đa năng nên có thể dễ dàng kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề do đó giá trị tài sản của bạn cũng sẽ tăng lên.
Một số nhược điểm của xu hướng đầu tư shophouse thấp tầng
Chi phí đầu tư lớn
Mô hình đầu tư shophouse có nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó cũng gặp nhiều bất lợi về vốn đầu tư ban đầu. Shophouse thấp tầng sở hữu vị trí đắc địa cùng với sự khan hiếm nên giá trị trường thường bị đẩy lên cao so với các loại hình bất động sản khác như biệt thự, liền kề.
Lưu ý về thời gian sở hữu
Sẽ có loại hình shophouse được sở hữu lâu dài và 50 năm. Vì vậy trước khi quyết định đầu tư dự án nào thì bạn cần phải tìm hiểu về thời gian sở hữu của sản phẩm đó.
Lợi nhuận phụ thuộc và chất lượng và số lượng cư dân
Shophouse có tiềm năng kinh doanh phần lớn phụ thuộc vào chất lượng và số lượng cư dân của dự án hoặc cư dân vùng lân cận. Vì thế bạn nên cân nhắc kỹ về quy mô dự án và năng lực của chủ đầu tư vận hành. Nếu dự án tốt thì thu hút cư dân về ở nhiều và như vậy thì kinh doanh mới sinh lợi nhuận cao.
Tính pháp lý của Shophouse thấp tầng
Là loại hình bất động sản mới nên hiện tại pháp luật hiện hành của nước ta vẫn chưa có bất kỳ một quy định cụ thể nào về loại hình shophouse. Những thủ tục ký kết, mua bán loại hình này vẫn áp dụng tương tự như các loại hình bất động sản nhà ở khác song có sự điều chỉnh sao cho phù hợp đến từ luật dân sự của nước ta.
Căn cứ vào các bộ luật pháp luật như: Luật đất đai năm 2013, luật nhà ở năm 2014, luật kinh doanh bất động sản năm 2014 và luật doanh nghiệp năm 2014,…các thủ tục cần thiết để mua bán shophouse được tiến hành như sau:
Về phía chủ đầu tư dự án
Ngay sau khi dự án shophouse được thi công hoàn thành 100% thì người chủ đầu tư của dự án đó phải gửi đến Văn phòng Đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường những giấy tờ sau:
- Giấy chứng thực Quyết định phê duyệt dự án hoặc là Quyết định đầu tư bản sao và giấy phép đầu tư kinh doanh.
- Giấy chứng thực về quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng đầu tư chi tiết theo tỉ lệ 1/500 bản sao kèm bản vẽ và giấy phép xây dựng.
- Giấy Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền bản gốc.
- Ngoài ra còn phải nộp báo cáo kết quả của việc thực hiện dự án cũng như bản chính các giấy tờ chứng nhận đã cấp cho chủ dự án đó.
Về phía khách hàng
Yêu cầu các giấy tờ sau:
- Nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đơn xin đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất.
- Nộp bản gốc hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và mua bán shophouse theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Nộp bản gốc của biên bản bàn giao căn hộ shophouse và biên bản gốc biên bản thanh lý hợp đồng mua bán căn hộ shophouse theo quy định.
- Sơ đồ vị trí căn hộ shophouse bản sao và sơ đồ mặt bằng tầng nhà của căn hộ có mô tả kích thước.
- Sau khi hoàn tất các giấy tờ trên thì khách hàng thực hiện nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai của Phòng tài nguyên và Môi trường.
- Sau khi có thông báo thuế, khách hàng tiến hành nộp hồ sơ về thuế và phí cho cơ quan thuế, sau đó tiếp tục nộp biên lai thuế tại phòng tiếp nhận hồ sơ ban đầu. Sau 15 ngày kể từ lúc nhận hồ sơ thì khách hàng sẽ nhận được giấy chứng nhận sở hữu căn hộ Shophouse.
Có nên đầu tư shophose thấp tầng hay không?
Như đã phân tích các ưu điểm vượt trội của shophouse thấp tầng ở trên thì Shophouse cơ bản là kênh giữ tiền an toàn. Ngoài phương án cho thuê lại mặt bằng thì bạn cũng có thể tự mở kinh doanh với một số loại hình phù hợp như :
- Làm quán cà phê: lợi thế về mặt bằng, vị trí và có thể phục vụ 24/24 nên sẽ có được những ưu ái từ khách hàng.
- Làm nhà hàng ẩm thực ăn uống: Với một khu đô thị đông dân thì nhu cầu về ăn uống sẽ là sôi động nhất và chắc chắn sẽ là kênh sinh lời hiệu quả.
- Làm khu vui chơi trẻ em: Một khu vui chơi trẻ em cũng là một ý tưởng tốt và chẳng bao giờ thừa khi bạn kết hợp thêm phục vụ một vài dịch vụ ăn uống.
- Làm khách sạn Mini cho thuê.
- Trường mầm non, dịch vụ giữ trẻ
- Cửa hàng hoa quả sạch, thời trang,…
- Shophouse có thể kinh doanh sinh lời cao từ nhiều lĩnh vực.
- Quý khách nên xem thêm mẫu shophouse mới nhất 2020 tại đây: Bán Shophouse Vinhomes Smart City
Hi vọng rằng một vài phân tích cùa chuyên gia Bất Động Sản Ngô Quốc Dũng về đánh giá về ưu điểm và nhược điểm của mô hình đầu tư Shophouse trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại hình đầu tư trong bất động sản và lựa chọn cho mình một phương án đầu tư an toàn, hiệu quả.