Lựa chọn chủ đầu tư dự án uy tín là một trong các tiêu chí rất quan trọng trước khi anh chị quyết định mua nhà hay căn hộ nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy đến. Chủ đầu tư chính là yếu tố quyết định sự Thành – Bại của sản phẩm bạn lựa chọn.Tuy nhiên để lựa chọn một chủ đầu tư uy tín trong hàng trăm các chủ đầu tư trên thị trường hiện nay là điều không hề đơn giản. Dưới đây là một số kinh nghiệm để lựa chọn chủ đầu tư uy tín mà các anh chị nên tham khảo.
Quy định về chủ đầu tư dự án
Theo quy định tại Luật Xây dựng năm 2014 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, cụ thể theo Điều 7 quy định như sau:
“Chủ đầu tư xây dựng là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng”.
Như vậy, tùy thuộc nguồn vốn sử dụng cho dự án, chủ đầu tư được xác định cụ thể:
- Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng.
- Đối với dự án sử dụng vốn vay, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân vay vốn để đầu tư xây dựng.
- Đối với dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng dự án, hợp đồng đối tác công tư, chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thỏa thuận thành lập theo quy định của pháp luật.
- Đối dự án không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 7 Luật xây dựng năm 2014 do tổ chức, cá nhân sở hữu vốn làm chủ đầu tư.
Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, người quyết định đầu tư dự án giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực làm chủ đầu tư; trường hợp không có Ban quản lý dự án thì người quyết định đầu tư lựa chọn cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện để làm chủ đầu tư.
Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật xây dựng năm 2014 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều kiện làm chủ đầu tư dự án
- Chủ đầu tư phải có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 héc ta; không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 héc ta trở lên.
- Chủ đầu tư phải có khả năng huy động vốn để thực hiện dự án từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức, cá nhân khác.
Các hình thức lựa chọn chủ đầu tư
Các hình thức lựa chọn chủ đầu tư hiện nay được quy định từ Điều 20 đến Điều 27 Luật Đấu thầu 2013. Qua đó, pháp luật ghi nhận 7 hình thức lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư bao gồm:
- Đấu thầu rộng rãi;
- Đấu thầu hạn chế;
- Chỉ định thầu;
- Chào hàng cạnh tranh;
- Mua sắm trực tiếp;
- Tự thực hiện;
- Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt;
- Tham gia thực hiện của cộng đồng;
Ban quản lý dự án gồm những ai?
Ban quản lý dự án là một tổ chức sự nghiệp công lập, hoạt động theo nguyên tắc tự bảo đảm về kinh phí hoạt động quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Thông tư 16/2016/TT-BXD và do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập.
Theo quy định tại điều 63 Luật xây dựng năm 2014 thì ban quản lý dự án đầu tư hiện nay sẽ phân thành hai loại:
+ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành
+ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
Ban quản lý dự án gồm một số phòng ban như sau:
+ Ban giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng
+ Các giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng
+ Các bộ phận quản lý dự án đầu tư xây dựng khác
Trong thời gian hoạt động tùy thuộc vào quy mô, điều kiện của dự án cũng như số lượng thì chủ thể có thẩm quyền có thể tổ chức các phòng ban trực thuộc thực hiện từng chức năng nhiệm vụ kết hợp với những nhiệm vụ được giao để trình lên người có thẩm quyền để quyết định thành lập Ban quản lý dự án quyết định số lượng của các phòng ban.
Chức năng, nhiệm vụ của Ban điều hành dự án
Chức năng của ban điều hành dự án
Ban điều hành dự án được giao trực tiếp quản lý các dự án do Tập đoàn là chủ đầu tư từ khâu thực hiện các thủ tục đầu tư, đất đai đầu tư dự án mới, thực hiện toàn bộ quy trình quản lý các dự án đồng thời quản lý thi công các công trình mà Tập đoàn là nhà đầu tư các dự án khai thác nguồn lực từ quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Nhiệm vụ của ban điều hành dự án
Ban điều hành dự án được thành lập để:
- Giao làm chủ đầu tư một số dự án
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý dự án, tham gia tư vấn quản lý dự án khi cần thiết.
Căn cứ theo quy định luật quản lý dự án đầu tư xây dựng tại khoản 3 Điều 63 Luật Xây dựng 2014 quy định về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực và chuyên ngành gồm:
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư theo quy định tại Điều 68 của Luật này, trực tiếp quản lý đối với những dự án do người quyết định đầu tư giao và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 69 của Luật xây dựng;
- Bàn giao công trình cho cơ quan, đơn vị quản lý vận hành, khai thác sử dụng; trường hợp cần thiết được người quyết định đầu tư giao thì trực tiếp quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình.
- Thực hiện tư vấn quản lý dự án đối với dự án khác khi có yêu cầu và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 70 LXD 2014.
Danh sách các chủ đầu tư uy tín tại Hà Nội
Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Chủ đầu tư uy tín ngành Bất động sản năm 2019 vào ngày ngày 15/03/2019.
Uy tín của các công ty được đánh giá dựa trên nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tài chính, hình ảnh doanh nghiệp trên truyền thông và đánh giá của các chuyên gia trong ngành, cụ thể bao gồm:
- Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính gần nhất của chủ đầu tư (tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn…).
- Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding – mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng.
- Khảo sát chuyên gia trong ngành; Khảo sát cư dân đang sinh sống và làm việc tại các thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh về mức độ hài lòng với các sản phẩm/ dịch vụ bất động sản.
Dưới đây là danh sách 10 chủ đầu tư uy tín trong ngành Bất động sản 2019:
- Công ty CP Vinhomes – Tập đoàn Vingroup
- Công ty CP Tập đoàn đầu tư địa ốc Nova
- Công ty CP Tập đoàn FLC
- Công ty CP Tập đoàn Mặt Trời
- Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh
- Công ty CP Đầu tư Nam Long
- Công ty CP Đầu tư địa ốc Hưng Thịnh
- Công ty CP Tập đoàn Ecopark
- Công ty CP Đầu tư Phát triển Sản xuất Hạ Long (Bim Group)
- Công ty CP Tập đoàn CEO
Hiện nay người mua nhà đặt niềm tin nhầm chỗ vào những chủ đầu tư không có uy tín, năng lực yếu kém dẫn đến những rủi ro về tài chính và thủ tục pháp lý không đáng có vì vậy người mua cần có lựa chọn sáng suốt ngay từ đầu bằng việc đặt niềm tin vào một chủ đầu tư đáng tin cậy. Hi vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp anh chị và các bạn có thêm kiến thức để tìm hiểu về chủ đầu tư của dự án mình đang định mua.