Tuyến đường Tây Thăng Long là trục đường quan trọng trong quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến 2050, giúp kết nối giao thông từ các tỉnh thành Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội, góp phần giảm tải cho tuyến quốc lộ 32 hiện tại đã khá đông đúc. Sau khi tuyến đường này được xây dựng xong thì chắc chắn giá bất động sản hai bên tuyến đường đi qua sẽ tăng lên nhiều do kết nối với trung tâm dễ dàng hơn.
Trong thời gian qua tôi cần tìm hiểu thông tin về trục đường Tây Thăng Long để có góc nhìn về sự phát triển của khu vực phía tây Hà Nội và đặc biệt là tiềm năng của đại dự án khu đô thị Vinhomes Wonder Park Đan Phượng sắp được Tập Đoàn Vingroup triển khai xây dựng nằm ngay sát tuyến đường Tây Thăng Long này. Tuy nhiên tôi thấy khá nhiều thông tin không đầy đủ, không nhất quán cũng như có nhiều thông tin sai lệch hoặc dễ gây hiểu nhầm, làm cho mọi thông tin trên internet về tuyến đường Tây Thăng Long thực sự manh mún, mơ hồ và khó hiểu.
Xem chi tiết vị trí dự án Vinhomes Wonder Park tại huyện Đan Phượng
Sau đó tôi đã dành một lượng lớn thời gian để đọc gần 600 bài viết ở các báo lớn uy tín, báo chính thống như: Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Cổng Thông Tin Điện Tử Chính Phủ, Cổng Thông Tin Điện Tử Bộ Xây Dựng, Cổng Giao Tiếp Điện Tử Thành Phố Hà Nội, Viện Quy Hoạch Xây Dựng Hà Nội, Cafef, Dantri, Vnexpress, Vietnamnet, Baomoi,… và các quyết định về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến 2050 để có những thông tin đúng cũng như góc nhìn đa chiều về tuyến đường Tây Thăng Long này.
Và cuối cùng tôi đã rút ra được một cái nhìn tổng thể hơn về tuyến đường này từ lịch sử hình thành, thông tin chi tiết về tuyến đường, hiện tại triển khai thế nào và tương lai sẽ ra sao. Cũng như phát hiện ra một số thông tin sai lệch hoặc những thông tin dễ gây hiểu nhầm về điểm đầu, điểm cuối và thông tin về chiều dài của từng đoạn cũng như cả tuyến đường (thậm chí có cả bài viết nhầm lẫn thông tin của các báo lớn chính thống như: Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản, Cổng Thông Tin Điện Tử Bộ Giao Thông Vận Tải, Cafef, Vnexpress…).
Để các anh chị sẽ không bị mất một lượng lớn thời gian như tôi để tìm hiểu về tuyến đường Tây Thăng Long thì dưới đây tôi sẽ chia sẻ những thông tin tôi đã đọc và tổng hợp được theo các phần: lịch sử hình thành, thông tin đúng về tuyến đường, hiện tại đang như thế nào, tương lai sẽ ra sao.
1. Lịch sử hình thành, những thông tin sai lệch gây hiểu nhầm:
+ Lịch sử hình thành:
Tuyến đường Tây Thăng Long được tỉnh Hà Tây cũ phê duyệt năm 2006 mang ý nghĩa là trục phát triển kinh tế – xã hội và đô thị hoá, khai thác du lịch sinh thái, di tích lịch sử, tôn giáo và phù hợp với định hướng quy hoạch vùng Thủ Đô, kết nối từ khu vực Tây Hồ Tây với Thị xã Sơn Tây, với mục đích giảm tải cho tuyến quốc lộ 32 hiện tại. Có thể nói tuyến đường Tây Thăng Long cùng với quốc lộ 32 và đại lộ Thăng Long chính là 3 trục giao thông Đông – Tây của tỉnh Hà Tây cũ, là những trục giao thông hướng tâm từ những khu đô thị vệ tinh về Thủ đô, kết nối giao thông từ những tỉnh vùng núi Tây Bắc với Hà Nội.
+ Thông tin dễ gây hiểu nhầm và thông tin sai lệch:
Do tuyến đường Tây Thăng Long được tỉnh Hà Tây cũ phê duyệt từ năm 2006, nhưng đến ngày 01/08/2008 tỉnh Hà Tây chính thức sáp nhập vào Hà Nội (nâng diện tích của Hà Nội mới lên gấp 3 lần so với cũ và cũng cho thấy định hướng phát triển Hà Nội cũng như quy hoạch vùng Thủ đô theo hướng về phía tây). Chính vì vậy tuyến đường Tây Thăng Long cũng có sự điều chỉnh phê duyệt quy hoạch để phù hợp hơn với định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Nên trên mạng internet hiện tại vẫn đang có cả những thông tin cũ và thông tin mới về tuyến đường này có thể gây nhầm lẫn, thậm chí có một số thông tin sai lệch, và dưới đây là một số thông tin nổi cộm:
* Thông tin dễ gây hiểu nhầm:
+ Điểm đầu từ nút giao Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đồng => thông tin đúng: điểm đầu là nút giao Võ Chí Công và đường rộng 60,5m (ranh giới của 2 khu dự án Star Lake và Ngoại Giao Đoàn, chính là con đường trong thời gian qua có lùm xùm về việc đặt tên Ngô Minh Dương – một nhân vật chưa rõ lai lịch cũng như không có trong ngân hàng tên đường, phố của Hà Nội). Chi tiết sẽ được tôi chia sẻ rõ ở phần dưới của bài viết.
+ Có chiều dài 23km => thông tin đúng là 33km, chi tiết sẽ được tôi chia sẻ ở phần dưới của bài viết. Thực tế theo quy hoạch thì tuyến đường này đi qua 5 quận, huyện, thị xã là: quận Tây Hồ, quận Bắc Từ Liêm, huyện Đan Phượng, huyện Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây; và chiều dài của tuyến đường khi đi qua 2 huyện Đan Phượng và huyện Phúc Thọ khoảng 23km, nhưng đã có một số báo bỏ qua thông tin đi qua 2 huyện Đan Phượng và huyện Phúc Thọ mà chỉ viết là chiều dài tuyến đường Tây Thăng Long là 23km (Các anh chị có thể search google với cụm từ: “theo quy hoạch, trục Tây Thăng Long có tổng chiều dài khoảng 23km” thì sẽ thấy rất nhiều báo nhầm lẫn về thông tin này).
* Thông tin sai lệch:
+ Chiều dài qua huyện Đan Phượng gần 1.000m, đây là thông tin hoàn toàn sai lệch. Thực tế chiều dài của tuyến đường đi qua huyện Đan Phượng là 9.970m, đi qua địa bàn các xã: Tân Lập, Tân Hội, Đan Phượng, Thượng Mỗ, Phương Đình, huyện Đan Phượng. Theo phán đoán của tôi thì có thể người viết bài định viết là chiều dài qua huyện Đan Phượng gần 10.000m, nhưng đã gõ thiếu một số 0, chính lỗi sai này làm cho nhiều báo khác lấy lại nội dung này để đăng tải và dẫn đến sai lệch dây chuyền của rất nhiều báo, trong đó cũng có không ít báo lớn và chính thống.
+ Chiều dài tuyến đường dài 15,7km cũng là thông tin hoàn toàn sai lệch vì chiều dài tuyến đường đi qua huyện Đan Phượng và huyện Phúc Thọ đã là khoảng 23km.
2. Thông tin chi tiết về tuyến đường:
Theo quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (xem chi tiết quyết định tại đây), thì tuyến đường Tây Thăng Long có chiều dài khoảng 33 km với điểm đầu từ nút giao Võ Chí Công và đường rộng 60m2 (ranh giới của 2 khu dự án Star Lake và Ngoại Giao Đoàn, chính là con đường trong thời gian qua có lùm xùm về việc đặt tên Ngô Minh Dương) đến nút giao quốc lộ 32 và phố Lê Lợi (Thị xã Sơn Tây).
Tuyến đường từ Võ Chí Công tới Vành đai 4 có chiều rộng mặt cắt ngang điển hình 60,5m, gồm: 2 lòng đường xe chạy chính rộng 11,25m x2=22,5m; 2 lòng đường gom rộng 7m x2 =14m; dải phân cách trung tâm rộng 6m; 2 dải phân cách giữa lòng đường chính và đường gom rộng 1m x2=2m; vỉa hè hai bên đường rộng 8m x2=16m.
Tuyến đường từ Vành đai 4 đến Thị xã Sơn Tây sẽ có chiều rộng mặt cắt ngang điển hình 40m, gồm: 2 lòng đường xe chạy rộng 10,5m x 2 = 21m, dải phân cách giữa và vỉa hè 2 bên xác định phù hợp với cấu tạo mặt cắt ngang của tuyến đường Trục phát triển huyện Phúc Thọ.
3. Hiện tại đang như thế nào?
Để anh chị dễ theo dõi cũng như chia sẻ thông tin chi tiết về tiến độ hiện tại thì tôi chia tuyến đường Tây Thăng Long thành 5 đoạn như dưới đây:
+ Đoạn I:
Từ Võ Chí Công tới Phạm Văn Đồng có chiều dài khoảng 2,05km và rộng 60,5m đã được hoàn thành. Đây chính là đoạn đường ranh giới giữa 2 khu dự án Star Lake và Ngoại Giao Đoàn, đoạn đường này do chủ đầu tư dự án Star Lake xây dựng và đã được thông xe toàn bộ vào đầu năm 2019.
+ Đoạn II:
Từ Phạm Văn Đồng tới Văn Tiến Dũng có chiều dài là 3,24km và rộng 60,5m đã được Thành phố Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ vào ngày 17/11/2018 theo quyết định số 3544/QD-UBND (xem chi tiết quyết định tại đây).
Tuyến đường có quy mô mặt cắt ngang 60,5m, gồm 6 làn đường xe chạy chính, 4 làn đường gom, dải phân cách trung tâm, 2 dải phân cách lòng đường chính và đường gom, vỉa hè. Tuyến đường được đầu tư đồng bộ hệ thống cây xanh, hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hệ thống điện chiếu sáng và các hệ thống kỹ thuật liên quan. Tổng mức đầu tư dự án là khoảng 1.494,4 tỷ đồng; trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là: 823,5 tỷ đồng; chi phí xây dựng là 400,9 tỷ đồng. Theo kế hoạch, đoạn đường này sẽ được hoàn thành và thông xe trong năm 2021.
Sáng ngày 15/12/2019 Thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ ra quân thực hiện dự án xây dựng đoạn đường này (xem thêm thông tin chi tiết).
+ Đoạn III:
Từ Văn Tiến Dũng tới Tây Tựu có chiều dài khoảng 2,8km và rộng 60,5m đã được hoàn thành đưa vào sử dụng một bên và bên còn lại cũng đang được gấp rút thi công ngày đêm.
Cập nhật ngày 26/02/2020, bên đường còn lại đã được dải nhựa gần xong, dự kiến trong tháng 3/2020 sẽ hoàn tất. Và song song với đó các đơn vị nhà thầu đang hoàn thiện nốt các hạng mục còn lại như đèn chiếu sáng, hạ tầng kỹ thuật… Dưới đây là các ảnh tôi mới chụp khi đi khảo sát thực tế để anh chị dễ hình dung.
+ Đoạn IV:
Từ Tây Tựu tới đường Vành đai 4 có chiều dài khoảng 4,9km và rộng 60,5m, theo dự kiến đoạn đường này sẽ sớm được gấp rút triển khai trong thời gian tới (và dự án Vinhomes Wonder Park của Vingroup nằm ngay sát đoạn này).
Cập nhật ngày 26/02/2020 thì đoạn đường này bắt đầu được triển khai từ đoạn giao với đường Tây Tựu. Hiện tại tôi thấy khoảng 500m đã đang được máy móc thi công phần nền đường và các hệ thống vỉa hè và cống. So với trước tết tôi đi khảo sát thì đoạn đường này đang được triển khai với tiến độ rất nhanh.
+ Đoạn V: từ Vành đai 4 tới Thị xã Sơn Tây có chiều dài khoảng 20km và rộng 40m.
4. Tương lai tuyến đường ra sao
Như các phần trên của bài viết thì các anh chị cũng thấy được tầm quan trọng của tuyến đường Tây Thăng Long với sự phát triển giao thông của Thủ đô Hà Nội và việc phát triển kinh tế – xã hội phía tây Hà Nội. Đây chính là một trong những trục hướng tâm kết hợp với các tuyến đường vành đai để kết nối các đô thị vệ tinh, các thị trấn và các tỉnh vùng núi Tây Bắc với khu vực Thủ đô. Bộ Chính Trị, Chính Phủ và các Bộ Ban Ngành đã quyết định sáp nhập tỉnh Hà Tây cũ vào Thủ đô Hà Nội ngày 01/08/2008 cũng cho thấy định hướng phát triển Thủ đô về phía tây, vì vậy khu vực này đã, đang và sẽ được đầu tư rất nhiều về cơ sở hạ tầng cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
Ngoài ra, hiện tại tuyến đường cũng đã làm xong đoạn I, đoạn II thì đã được phê duyệt chỉ giới đường đỏ và đã khởi công ngày 15/12/2019, đoạn III đang gần hoàn thiện. Cộng với sự hiện diện của đại dự án Vinhomes Wonder Park của Tập Đoàn Vingroup thì theo phán đoán cá nhân của tôi thì sắp tới đoạn II và đoạn IV sẽ được đẩy nhanh tiến độ triển khai, giúp cho khoảng cách từ huyện Đan Phượng tới khu vực Tây Hồ Tây chỉ còn khoảng hơn 8km.
Cơ hội đầu tư bất động sản xung quanh
Trong quá trình đi khảo sát dự án đường Tây Thăng Long và thực địa vị trí dự án Vinhomes Đan Phượng. Tôi có gặp khá nhiều các khách hàng, các nhà đầu tư cũng tìm hiểu về tuyến đường này, từ quy hoạch đến tiến độ triển khai. Và song song với đó là họ tìm kiếm các cơ hội đầu tư bất động sản ở khu vực Đan Phượng và dự án Vinhomes Wonder Park Đan Phượng đang dành được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư cũng như các sale bán hàng trên thị trường.
Khi tuyến đường Tây Thăng Long được hoàn thiện một phần hay hoàn thiện toàn bộ sẽ giúp cho bất động sản xung quanh hai bên tuyến đường đi qua có sự thay đổi rõ rệt không chỉ về giá bán mà còn là sự quan tâm đông đảo từ các chủ đầu tư dự án, các nhà đầu tư cá nhân cũng như các khách hàng có nhu cầu tìm một nơi an cư, một nơi vừa đủ gần nội đô để có thể tiện cho công việc và cũng vừa đủ xa để tìm có thể tìm về không gian sống trong lành, thoáng mát và yên bình giữa cuộc sống ồn ào, hối hả như hiện nay.